Nhảy đến nội dung
x

Lịch sư hình thành

Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng Lạng Sơn nói riêng và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung gắn liền với lịch sử phát triển của từng thời kỳ cách mạng đấu tranh bảo vệ tổ quốc và công cuộc xây dựng đất nước.

Trước cách mạng tháng 8/1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Hệ thống tiền tệ tín dụng của ngân hàng được thiết lập và bảo hộ bởi thực dân Pháp thông qua Ngân hàng Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương vừa đóng vai trò ngân hàng quốc gia trên toàn cõi Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) vừa là ngân hàng thương mại. Ngân hàng này là công cụ phục vụ đắc lực chính sách thuộc địa của chính phủ Pháp và làm giàu cho tư bản Pháp. Vì thế một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cuộc cách mạng Tháng 8 lúc bấy giờ là phải từng bước xây dựng nền tiền tệ và hệ thống ngân hàng độc lập tự chủ. Nhiệm vụ đó đã trở thành hiện thực khi bước sang năm 1950, công cuộc kháng chiến chống Pháp ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường và mở rộng vùng giải phóng. Sự chuyển biến của cục diện cách mạng cũng đòi hỏi công tác kinh tế, tài chính phải được củng cố và phát triển theo những yêu cầu mới. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính – kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2/1951) đã đề ra, ngày 6/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng của Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á để thực hiện 5 nhiệm vụ cấp bách: Phát hành giấy bạc, quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch.

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta. Tại thông tư số 20/VP-TH ngày 21/01/1960 của Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia ký thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phù hợp với Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Những năm sau khi miền Nam giải phóng 1975, việc tiếp quản Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hòa và các ngân hàng tư bản tư nhân dưới chế độ Ngụy quyền Sài Gòn đã mở đầu cho quá trình nhất thể hóa hoạt động ngân hàng toàn quốc theo cơ chế hoạt động ngân hàng của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Tháng 7/1976, đất nước được thống nhất về phương diện nhà nước, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia ở miền Nam được hợp nhất vào Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tạo thành hệ thống Ngân hàng Nhà nước duy nhất của cả nước. Hệ thống tổ chức thống nhất của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: Ngân hàng Trung ương đặt trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, các Chi nhánh ngân hàng tại các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.

1. SỰ RA ĐỜI CỦA NGÂN HÀNG QUỐC GIA LẠNG SƠN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951-1954)

Trên cơ s ch trương chính sách mi v tài chính - kinh tế mà Đi hi Đng toàn quc ln th II (tháng 02/1951) đ ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Ch tch H Chí Minh đã ký Sc lnh s 15/SL thành lp Ngân hàng Quc gia Vit Nam vi các nhim v ch yếu là: Qun lý vic phát hành giy bc và t chc lưu thông tin t, qun lý Kho bc nhà nước, thc hin chính sách tín dng đ phát trin sn xut, phi hp vi mu dch đ qun lý tin t và đu tranh tin t vi đch. S ra đi ca Ngân hàng Quc gia Vit Nam là mt bước ngot lch s, là kết qu ni tiếp ca quá trình đu tranh xây dng h thng tin t, tín dng đc lp, t ch, đánh du bước phát trin mi, thay đi v cht trong lĩnh vc tin t, tín dng nước ta”

Trong thời kỳ này Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên theo chủ trương của Đảng và Nhà nước là: Phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính; thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách; phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch.

Trước thời kỳ này, hoạt động kinh tế của tỉnh Lạng Sơn dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh thông qua các Ty tín dụng sản xuất, Ty kinh tế  cùng với Ty ngân khố (Kho bạc). Hoạt động của tín dụng sản xuất lúc đó là quỹ tình thương, quỹ xã dân tín dụng…là viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng chế độ tín dụng nhân dân của chính quyền dân chủ mới. Ty tín dụng sản xuất Lạng Sơn đã làm được 02 việc: tham gia việc tuyên truyền vân động Nhân dân bán thóc gạo cho Chính phủ theo lời kêu gọi ngày 20/9/1949 của Chủ tịch Hồ Chí Minh “bán gạo để khao thưởng bộ đội”, toàn tỉnh huy động được hàng trăm tấn gạo, riêng Bắc Sơn được 9.011 kg; cho vay vốn để đúc nồi, đúc chảo gang, dệt vải, khôi phục các lò rèn để sản xuất nông cụ phục vụ sản xuất ở Bắc Sơn, Bình Gia, Điềm He. Ty tín dụng cùng với Ty kinh tế hỗ trợ cho chiến khu Bắc Sơn thành lập một xưởng dệt gồm 02 máy dệt và 01 tổ thợViệc thành lập xưởng dệt gồm 02 máy dệt và 01 tổ thợ. Việc thành lập xưởng dệt đã góp phần làm giảm bớt khó khăn về công cụ cầm tay, về nhu cầu mặc cho nhân dân ở một số vùng của địa phương. Tháng 04/1951, Ty tín dụng sản xuất kết hợp với Ty ngân khố đổi tên thành Ty ngân tín.

Ngày 06/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngân hàng Quốc gia Lạng Sơn cũng chính thức được thành lập, tiền thân là Ty ngân tín. Cũng trong ngày 06/5/1951, Sắc lệnh số 17/SL đã bãi bỏ Nha ngân khố quốc gia và Nha tín dụng sản xuất thuộc Bộ tài chính, mọi công việc của 02 Nha này giao cho Ngân hàng Quốc gia đảm nhiệm. Ngân hàng Quốc gia Lạng Sơn trực thuộc sự chỉ đạo của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam do đồng chí La Văn Học (La Thăng) làm trưởng Chi nhánh.

Ngày 27/5/1951, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 94/TTg quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam Trung ương, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam liên khu, các chi nhánh Ngân hàng Quốc gia tỉnh, thành phố. Các Chi nhánh ngân hàng Quốc gia tỉnh là đơn vị cơ sở thực hiện mọi chức năng về ngân hàng, tín dụng và ngân quỹ quốc gia trong phạm vi tỉnh, thành phố.

Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia tỉnh Lạng Sơn được thành lập với biên chế 22 người, trụ sở được đặt tại hang Lũng Uất, xã Hồng Phong, huyện Văn Uyên (nay là huyện Cao Lộc), tỉnh Lạng Sơn và 04 Phòng giao dịch trực thuộc gồm Phòng giao dịch Bình Độ, Phòng giao dịch Đồng Đăng, Phòng giao dịch Kỳ Lừa, Phòng giao dịch Thị xã. Các phòng giao dịch có trách nhiệm thu, nhận tiền gửi của nhân dân, các tổ chức kinh tế của mậu dịch quốc doanh. Khối lượng hoạt động tiền mặt thông qua ngân hàng gia tăng rõ rệt.

Ngày 20/7/1951, thực hiện Nghị định số 197/TTg, Kho bạc Nhà nước được thành lập đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đồng chí trưởng Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia tỉnh kiêm chức vụ Chủ nhiệm Kho bạc tỉnh. Kết quả hoạt động tiền tệ tín dụng trong những năm đầu khi Ngân hàng Quốc gia Lạng Sơn ra đời đã có tác dụng: cho vay các tổ vần công; giúp đỡ nông dân các dân tộc mua sắm phương tiện và công cụ sản xuất chính như trâu, bò, nông cụ, phân, giống để tăng gia sản xuất. Từ tháng 02/1952, tín dụng ngân hàng chuyển hướng cho vay trực tiếp nông nghiệp sang tập trung đại bộ phận vốn cho mậu dịch quốc doanh, mở rộng cho vay tiểu nông, lâm, thổ sản, mở hướng lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển.

Chiến thắng Cao Bắc Lạng đã giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung cùng với sự ra đời của các Nghi định số 101/VP-NĐ ngày 24/4/1952 quy định chi tiết tổ chức bộ máy đổi tiền ở biên giới Việt Trung, Nghị định 250/TTg ngày 20/4/1953 về điều lệ quản lý ngoại tệ ở biên giới Việt - Trung, Nghị định số 251/TTg về quản lý ngoại hối giữa vùng tự do và vùng định còn tạm chiếm, Ty đổi tiền Cao Hải Lạng (Cao Bằng, Hải Ninh, Lạng Sơn) được thành lập. Từ đó, hoạt động đổi tiền và mậu dịch tiểu ngạch biên giới đã bước đầu mang lại hiệu quả. Tháng 12/1953, Ty đổi tiền sáp nhập vào Ngân hàng Quốc gia tỉnh Lạng Sơn đồng thời tách Ty đổi tiền Cao Hải Lạng bàn giao cho Cao Bằng và Hải Ninh. Đồng chí Phạm Khắc Tuân được cử giữ chức vụ trưởng Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia Lạng Sơn.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo của Ủy ban Hành chính Kháng chiến Tỉnh xác định trọng tâm phát triển kinh tế chủ yếu trên mặt trận nông nghiệp, Ngân hàng đã cho vay mua giống cây trồng, sức kéo, chi phí đào mương dẫn nước. Từ giữa năm 1953 đến giữa năm 1954, thực hiện chính sách giảm tô, tiến hành cải cách ruộng đất theo phương châm cải cách dân chủ. Ở miền núi triển khai thu được kết quả nên nông dân lại càng phấn khởi vay vốn ngân hàng, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Ngoài ra, ngân hàng còn cho vay phí vận chuyển tiêu thụ hàng nông, lâm, thổ sản (gọi tắt là cho vay vận tiêu lâm, thổ, sản) theo chủ trương của Tỉnh ủy “Phát động nhân dân khai thác nguồn lâm, thổ sản tự nhiên trong tỉnh để trao đổi hàng hóa, tháo gỡ kịp thời khó khăn trong đời sống”. Do khai thác vận chuyển tiêu thụ nhanh nên vốn vay ngân hàng trên 1 triệu đồng đã được hoàn trả sòng phẳng.

Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một cuộc cải cách tiền tệ đầu tiên, đã góp phần giải quyết được khó khăn, bức bách đối với chính quyền về tài chính, tiền tệ, tín dụng và giá cả, thay đổi cơ bản nội dung kinh tế của đồng tiền, chuyển chế độ tiền “quốc khố” phát hành cho chi tiêu tài chính sang chế độ tiền tín dụng phục vụ chủ yếu cho sản xuất, lưu thông hàng hóa. Ngân hàng đã từng bước mò mẫm suy tư trong thực tiễn của cách mạng và theo sát bước đi của cuộc kháng chiến trường kỳ, góp phần đánh bại hoàn toàn quân viễn chinh mở ra một bước ngoặt lịch sử. Ngày 17/10/1954, Lạng Sơn hoàn toàn giải phóng, hòa bình được lập lại ở miền Bắc. Lạng Sơn cùng cả nước bước sang một giai đoạn cách mạng mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

2. GIAI ĐOẠN KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1955 – 1975)

Trong thi kỳ kháng chiến chng M (1955-1975), hot đng ca Ngân hàng Quc gia tp trung vào vic tăng cường qun lý, điu hoà lưu thông tin t theo các nguyên tc qun lý kinh tế XHCN; xây dng và hoàn thin chế đ tín dng hướng vào phc v phát trin kinh tế quc doanh và kinh tế tp th; m rng phm vi và ci tiến nghip v thanh toán không dùng tin mt, thiết lp vai trò ngân hàng là trung tâm thanh toán ca nn kinh tế; m rng quan h thanh toán và tín dng quc tế; thc hin chế đ Nhà nước đc quyn qun lý ngoi hi. Ngày 26/10/1961, Ngân hàng Quc gia Vit Nam được đi tên thành Ngân hàng Nhà nước Vit Nam.

Công việc trọng tâm của Ngân hàng Quốc gia trong giai đoạn này là chiếm lĩnh thị trường tiền tệ, phát hành và lưu hành giấy bạc ngân hàng, thu đổi và quét sạch tiền Đông Dương thiết lập thị trường tiền tệ duy nhất; phát triển tín dụng ngân hàng, phục vụ khôi phục kinh tế và tăng cường kinh tế quốc doanh; mở rộng huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tư nhân và tăng nguồn vốn quản lí để phát triển cho vay, giảm bớt nguồn vốn phát hành.

Giai đoạn này, Chi nhánh thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn: Tập chung vốn cho ngành thương nghiệp quốc doanh thu mua, nắm nguồn hàng tại địa phương, thực hiện việc cung ứng vật tư, nguyên, nhiên vật liệu, lương ăn và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Thực hiện nhiệm vụ cho vay và thanh toán mậu dịch tiểu ngạch biên giới theo Thông tư số 195 VP.PC của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam; Thực hiện cải cách tiền tệ theo sắc lệnh số 15/SL ngày 27/02/1959 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh trong giai đoạn này:

Cán bộ, công chức có 121 người trong đó có 19 nữ.

Trưởng chi nhánh: Đồng chí Hoàng Văn Điện (tức Hồng Vân).

Phó trưởng Chi nhánh: Đồng chí Trương Đức Thắng (Trương Công Thị); Hoàng Trọng Lê, Nguyễn Văn Bao.

09 chi điếm các huyện bao gồm: Bắc Sơn, Điềm He, Bình Gia, Bằng Mạc, Thoát Lãng, Văn Uyên, Lộc Bình, Ôn Châu, Hữu Lũng.

Ngày 22/7/1960, Ngân hàng Quốc gia Lạng Sơn quyết định thành lập 03 Chi nhánh  trực thuộc:

- Chi nhánh nghiệp vụ Thị xã do đồng chí Nguyễn Văn Bao – Phó giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia Tỉnh Lạng Sơn – làm trưởng Chi nhánh. Đồng chí Nguyễn Đình Vinh làm Phó trưởng Chi nhánh.

- Chi nhánh nghiệp vụ Lộc Bình (chuyển từ chi điếm thành chi nhánh nghiệp vụ) do đồng chí Đinh Quang Huy làm Trưởng Chi nhánh.

- Chi nhánh nghiệp vụ Hữu Lũng do đồng chí Nguyễn Duy Tăng làm Trưởng Chi nhánh.

Năm 1960, tiền tệ ổn định, hàng hóa dồi dào, vốn huy động đã tăng lên.

Năm 1961, Ngân hàng Lạng Sơn đã thực hiện bước đầu việc cho vay ngắn hạn về kiến thiết cơ bản, cho vay công ty vật liệu, công ty kiến trúc theo tinh thần thông tư liên bộ số 376/LB Tài chính Ngân hàng ngày 15/6/1961 và Chỉ thị số 06/CTCM ngày 17/6/1961.

Ngày 26/10/1961, Ngân hàng quốc gia Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 171/NĐ của Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lạng Sơn cũng được đổi tên từ đó. Đồng chí Hoàng Văn Điện vẫn giữ chức Trưởng Chi nhánh. Bộ máy Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Lạng Sơn được thành lập thêm phòng tiết kiệm trực thuộc, chịu chỉ đạo về nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm của Cục tiết kiệm Ngân hàng Nhà nước Trung ương. Ngân hàng Nhà nước Tỉnh có các phòng: Tổng hợp, Tổ chức cán bộ, Kế toán trung tâm, Tín dụng công nghiệp lâm nghiệp, Tín dụng thương nghiệp, Tín dụng nông thôn.

Từ 1961-1963, Ngân hàng Tỉnh đã thực hiện có hiệu quả chức năng tiền mặt, tín dụng và thanh toán, góp phần đẩy nhanh tốc độ xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ I.

Cuối năm 1963, đầu năm 1964, hệ thống Ngân hàng Nhà nước tiến hành một cuộc cải cách tổ chức lịch sử. Hệ thống các Ngân hàng Nhà nước có tên gọi là chi nhánh trung tâm đều được quyết định hủy bỏ. Ngân hàng Nhà nước Tỉnh kiêm nhiệm vụ hoạt động giao dịch của chi nhánh nghiệp vụ Thị xã. Tháng 08/1964, Ngân hàng Trung ương điều động đồng chí Lê Văn Vàng, nguyên trưởng Chi nhánh Ngân hàng Hải Ninh, đang công tác tại Cục tín dụng Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Trung ương về làm trưởng chi nhánh. Bộ máy lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lạng Sơn được củng cố vững chắc.

Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày 05/8/1964, giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc hòng ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho Cách mạng miền Nam. Ngân hàng Nhà nước Tỉnh và các huyện phía trước, sát đường quốc lộ là mục tiêu bắn phá của giặc đều phải sơ tán vào hang núi; kho tàng tiền bạc, hoạt động giao dịch nghiệp vụ đưa vào nhà dân. Ngân hàng Nhà nước Tỉnh chuyển tài sản tiền bạc sơ tán vào hang Nhiệt điện. Sau khi chuẩn bị xong cơ sở vật chất, lán trại, khu làm việc giao dịch, tiến hành sơ tán toàn bộ cán bộ nhân viên về Lũng Hán, Quán Hồ và Hoàng Đồng. Bộ phận kho phát hành tiền sơ tán vào khu hang động Lũng Uất, Hồng Phong, Văn Uyên, trụ sở tiền thân của Ngân hàng quốc gia trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong hoàn cảnh ấy, hoạt động Ngân hàng ở vùng sơ tán vẫn gắn chặt với hoạt động kinh tế. Vai trò tiền tệ tín dụng thanh toán trong thời chiến vẫn được thực hiện nhịp nhàng theo chủ trương “chuyển hướng công tác, chuyển hướng tổ chức, vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu”. Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép tái lập lại Chi nhánh giao dịch nghiệp vụ ở Thị xã Lạng Sơn để Chi nhánh Ngân hàng Tỉnh làm nhiệm vụ chi nhánh trung tâm; củng cố và mở rộng các phòng, điểm giao dịch cho phù hợp với điều kiện. Các chủ trương, chế độ, thể lệ về tín dụng, tiền mặt, thanh toán và phương pháp quản lý đều được chỉ đạo, chuyển hướng hoạt động cho phù hợp với kinh tế thời chiến. Tiếp tục cho vay đối với nhân dân miền xuôi lên khai hoang; cho vay dài hạn hợp tác xã mua bán; triển khai các chính sách vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm; cho vay vốn trang bị cơ khí nhỏ đối với hợp tác xã nông nghiệp; mở rộng cho vay tới các xí nghiệp công nghiệp địa phương. Trong thời kỳ này, hoạt động Ngân hàng chủ yếu được chuyển về nông thôn, củng cố tăng cường cơ sở vật chất cho hợp tác xã nông nghiệp.

3. GIAI ĐOẠN KHÔI PHỤC KINH TẾ SAU CHIẾN TRANH VÀ THỐNG NHẤT NƯỚC NHÀ (1975 - 1987)

Thi kỳ 1975 - 1985 là giai đon khôi phc kinh tế sau chiến tranh. Ngân hàng Nhà nước Vit Nam đã thc hin thanh lý h thng Ngân hàng ca chế đ min Nam; thu hi tin cũ c hai min Nam - Bc; phát hành các loi tin mi ca nước Cng hòa Xã hi Ch nghĩa Vit Nam. Trong giai đon này, h thng Ngân hàng Nhà nước v cơ bn vn hot đng như là mt công c ngân sách, chưa thc hin các hot đng kinh doanh tin t theo nguyên tc th trường.

Thực hiện Nghị định của Hội đồng Chính phủ bỏ khu hợp tỉnh, ngày 25/02/1976, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định số 25/NH-QĐ hợp nhất các Ngân hàng trong liên khu Việt Bắc và khu Tây Bắc, trong đó hợp nhất Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lạng Sơn với Ngân hàng Nhà nước tỉnh Cao Bằng thành Ngân hàng nhà nước tỉnh Cao Lạng. Tại trụ sở Ngân hàng nhà nước tỉnh Lạng Sơn (cũ), đặt 01 văn phòng đại diện của Ngân hàng tỉnh Cao Lạng thường trực giải quyết công việc phía Nam. Hoạt động tín dụng được mở rộng và cải tiến theo quyết định Liên bộ Tài chính - Ngân hàng số 14/LB.TT ngày 24/02/1977.

Ngày 01/4/1978, Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 08/NQ.TW về việc phát hành tiền mới, thu đổi tiền cũ ở cả 2 miền Nam - Bắc, thống nhất đồng tiền trong cả nước. Ngày 03/5/1978, cán bộ Ngân hàng Cao Lạng (phía Nam - Lạng Sơn) đã triển khai đến các vị trí bàn đổi tiền, toàn tỉnh Cao Lạng đã hoàn thành quyết toán xong ngày 07/5.

Sau sự kiện 25/8/1978, biên giới phía Bắc, hoàn cảnh chính trị đột biến, buộc tỉnh Cao Lạng phải tách trở lại 02 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn để tiện cho việc chỉ đạo. Đầu năm 1979 vừa mới tách, ngân hàng Tỉnh đang kiện toàn và củng cố tổ chức phòng ban, điều động và sắp xếp cán bộ để hình thành bộ máy điều hành công tác Ngân hàng thì chiến tranh biên giới 17/02/1979 bùng nổ. Toàn bộ tài sản, tiền bạc và cán bộ nhân viên ở Ngân hàng tỉnh, Ngân hàng Thị xã, các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Lãng, Tràng Định phải sơ tán về tuyến sau. Ngân hàng Nhà nước chuyển toàn bộ bộ phận tổng hợp, hậu cần kho tàng và chị em có con nhỏ sơ tán về Ngân hàng Hữu Lũng, bộ phận giao dịch kế toán và quỹ nghiệp vụ đặt ở Ngân hàng Chi Lăng. Trong chiến tranh biên giới, nhiều tấm gương cán bộ Ngân hàng bám trụ, bám địa bàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao. Chi nhánh đã nhiều lần phải sơ tán tài sản, kho quỹ do trụ sở bị giặc tàn phá, tiêu biểu là Ngân hàng Nhà nước huyện Lộc Bình, bộ phận quỹ Ngân hàng Tràng Định... Ngân hàng Thị xã Lạng Sơn vừa chạy giặc, vừa đặt trạm thu lưu động tại nhà dân. Quỹ tiết kiệm Tỉnh thực hiện lập 02 bàn chi trả tiết kiệm cho dân ở các huyện có chiến sự sơ tán đến trong điều kiện không có thẻ lưu tại Ngân hàng hậu cứ.

Sau cuộc chiến tranh biên giới, thị xã Lạng Sơn hoang tàn, đổ nát bởi hàng trăm tấn bộc phá, trụ sở Ngân hàng Nhà nước cũng nát vụn. Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định các ban ngành quanh tỉnh về hậu cứ sơ tán lâu dài. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lạng Sơn làm khu nhà tạm sơ tán tại Chầm Pháng, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng cách thị trấn Đồng Mỏ 3km; đồng thời chuẩn bị dự toán xin vốn để xây dựng trụ sở mới ở thị trấn Đồng Bành. Đầu năm 1980, Ngân hàng Nhà nước Trung ương điều động đồng chí Hoàng Như Oanh, Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Trung ương, Phó tiến sĩ kinh tế, làm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lạng Sơn để tăng cường năng lực lãnh đạo điều hành công tác Ngân hàng địa phương, thay đồng chí Triệu Văn Thi nghỉ hưu. Cùng với việc chuẩn bị các công việc tiến tới lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Ngân hàng Nhà nước, hệ thống tổ chức cán bộ ở Ngân hàng Nhà nước Tỉnh được củng cố và bố trí lại các cán bộ ở những địa bàn Ngân hàng cơ sở trọng yếu: Cử đồng chí Nguyễn Khắc Phu – Phó phòng tổ chức cán bộ về giữ chức Giám đốc Ngân hàng thị xã Lạng Sơn; đồng chí Lương Văn Nghiệp giữ chức Trưởng phòng tín dụng; tách công tác thanh tra trong phòng kinh tế - kế hoạch thành 01 phòng riêng. Tăng cường ban lãnh đạo Ngân hàng Văn Lãng, Lộc Bình, Cao Lộc. Tăng cường bố trí cán bộ nữ vào các khâu lãnh đạo chủ chốt, phòng tổ chức cán bộ, phó giám đốc Ngân hàng Văn Quan, Đồng Bành…

Ngày 24/8/1981, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 259/CP thành lập Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Toàn bộ hệ thống Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết gồm chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tỉnh, chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết thị xã và chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Hữu Lũng được bàn giao, sát nhập vào Ngân hàng Nhà nước. Các hoạt động cấp phát vốn xây dựng cơ bản theo danh mục kế hoạch nhà nước hàng năm trước đây thông qua hệ thống tài khoản vãng lai với Ngân hàng Kiến thiết của Ngân hàng Nhà nước, nay đã được cải tiến. Hệ thống Ngân hàng Đầu tư  và Xây dựng có kế toán, thủ quỹ, và bộ phận quỹ riêng. Ngoài hoạt động cấp phát vốn xây dựng cơ bản còn có chức năng tín dụng cho vay vốn lưu động xí nghiệp xây lắp, đầu tư tín dụng xây dựng cơ bản vào các công trình công nghiệp, xí nghiệp chế biến, ngành lưu thông thương nghiệp. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng được phát triển trên cả 2 mặt. Huy động và quản lý nguồn vốn, mở rộng phạm vi và đối tượng huy động và quản lý vốn.

Năm 1981, đồng chí Lương Văn Nghiệp được bổ nhiệm Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước. Đến đầu năm 1983, đồng chí được điều động sang làm Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng thay đồng chí Hà Tỳ nghỉ hưu.

Trong giai đoạn này, hoạt động Ngân hàng đã hướng tới việc phục vụ và thúc đẩy phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh. Theo quyết định số 25/CP ngày 21/01/1981 của Hội đồng Chính phủ, các xí nghiệp công nghiệp, thương nghiệp, xuất nhập khẩu bung ra theo kiểu cách làm ăn chưa được định hướng thống nhất, gây khó khăn dồn dập cho công tác quản lý tiền tệ (nhất là tiền mặt) tín dụng và thanh toán của Ngân hàng. Trước tình hình đó, ngày 13/9/1985, Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 01/HĐBT-TĐ về việc phát hành mới, thu đổi tiền cũ và quyết định số 02/HĐBT cùng ngày về mức tiền mặt được đổi ngay khi phát hành tiền mới thu đổi tiền cũ tỷ lệ 1/10.

Để giải quyết cân đối tiền - hàng, Ngân hàng Nhà nước chủ trương phân tích quan hệ tiền - hàng, cung cầu hàng hóa, quản lý vật tư lao động, tiền vốn và tiền mặt. Tín dụng Ngân hàng đã tham gia vào việc giải quyết khó khăn về vốn, ứng trước tiền để cho xí nghiệp trả lương, cho ngân sách vay, bù lỗ, bù giá… cho vay nhập hàng lương thực. Hiệu quả tín dụng trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt khá. Đối với tín dụng thương nghiệp, Ngân hàng đã cùng ngành tài chính xác định lại vốn lưu động để cấp thêm 3,48 triệu đồng vốn lưu động thiếu cho ngành nội thương. Ngân hàng đã tập trung cho vốn tín dụng cho ngành thương nghiệp thu mua hàng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng Ngân hàng trong thời kỳ thai nghén của sự chuyển biến kinh tế đã bộc lộ rõ những vấn đề gay gắt: Khối lượng tín dụng tăng 130%, trong lúc đó thu nhập quốc dân (GDP) tăng 6,4%. Tín dụng bao cấp cho ngân sách 7,892 triệu, phân cấp quản lí vật tư, hàng hóa, định mức, kì luân chuyển lỏng lẻo đã đẩy dư nợ quá hạn tăng lên cùng với hàng hóa tồn kho, ứ đọng, kém phẩm chất. Hoạt động tiền tệ tín dụng Ngân hàng đứng trước những khó khăn của nền kinh tế có mức  lạm phát cao.

Ngày 14/11/1987, Hội đồng bộ trưởng ra Nghị quyết số 217/HĐBT xác định quyền tự chủ của xí nghiệp sản xuất kinh doanh đặt trách nhiệm cho ngành Ngân hàng là phải cải tổ tổ chức Ngân hàng, đổi mới hoạt động tiền tệ tín dụng Ngân hàng, phục vụ chính sách đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh tế kinh doanh xã hội chủ nghĩa của xí nghiệp tổ chức kinh tế.

4. GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM (1987- NAY)

Tháng 3/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Sự ra đời của 2 Pháp lệnh ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật.

Từ năm 1990 đến nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng  Nhà nước tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2003), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và các nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước (Nghị định số 88/1998/NĐ-CP ngày 02/11/1998, Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003, Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008, Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013).

Thực hiện chủ trương đổi mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng VI, công cuộc đổi mới đất nước được triển khai mạnh mẽ, nền kinh tế chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước.

Ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định 53/HĐBT quy định về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nghị định 53/HĐBT là một cơ chế đổi mới có tính cách mạng sâu sắc tổ chức bộ máy ngân hàng của địa phương, mở đường cho hàng loạt cơ chế mới về hoạt động ngân hàng theo nội dung hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa; mở đầu cho một thời kỳ mới, thời kỳ ngân hàng chuyển đổi thực sự đi vào cuộc sống và bám rễ trong cuộc sống; bốn Ngân hàng chuyên doanh được thành lập trên cơ sở chuyển và tách ra từ Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Năm 1988, đồng chí Hà Quý được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Chi nhánh.

Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Hệ thống Ngân hàng bắt đầu quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Đảng, Nhà nước. Sự ra đời của hai Pháp lệnh Ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương; Các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật. Tổ chức, bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn đã được kiện toàn và sắp xếp, chuyển đổi 11 phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước cấp Huyện thành Ngân hàng chuyên doanh nông nghiệp; Hình thành Công ty vàng bạc, đá quí với nhiều cửa hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước tỉnh quản lý. Đồng chí Nguyễn Khắc Phu được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Chi nhánh.

Từ năm 1996-2000, nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng là thực hiện nghiêm túc, kịp thời chủ trương, chính sách của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn trong công tác tín dụng, tăng cường vai trò thanh tra, kiểm soát đối với hoạt động ngân hàng thương mại, đảm bảo mọi hoạt động của ngành ổn định và có bước phát triển liên tục, ngành ngân hàng luôn đảm bảo đáp ứng đủ tiền mặt cho các nhu cầu kinh tế, đời sống. Công tác thanh toán qua ngân hàng bắt đầu áp dụng hệ thống công nghệ thông tin, doanh số thanh toán qua ngân hàng tăng lên nhanh chóng qua các năm góp phần chu chuyển, sử dụng hiệu quả vốn và các nguồn lực xã hội. Thực hiện tốt chính sách xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, cấp ủy, chính quyền địa phương, cho vay vốn thông qua Ngân hàng phục vụ người nghèo, đặc biệt xây dựng và thực thi hiệu quả đề án xóa đói, giảm nghèo tại xã Tri Lễ, huyện Văn Quan. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Phục vụ Người nghèo góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn từ 19,6% năm 1996, xuống còn 14,5% năm 1999. Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại tích cực mở rộng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định số 19/QĐ-UB ngày 31/3/2000, cho vay phát triển đàn bò theo Quyết định số 420/QĐ-UB ngày 01/4/1999 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn. Tổng huy động vốn trong giai đoạn này tăng trưởng nhanh, đến 31/12/2000, tổng nguồn vốn đạt 946 tỷ đồng, tăng 668 tỷ đồng (tăng 240,2%) so với 31/12/1995. Tổng dư nợ đến 31/12/2000 đạt 665 tỷ đồng, tăng 483 tỷ đồng (tăng 265,1%) so với 31/12/1995. Chất lượng tín dụng đã được nâng cao dần qua các năm đặc biệt là từ năm 1996 đến 2000, tỷ trọng nợ quá hạn giảm từ 10% cuối năm 1996 xuống còn 4,5% năm 2000.

Mạng lưới ngân hàng trên địa bàn giai đoạn này bao gồm: 03 chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương; Ngân hàng Phục vụ Người nghèo; Công ty vàng bạc đá quý.

Năm 1997 do yêu cầu công tác, đồng chí Nguyễn Khắc Phu chuyển công tác về Quĩ Tín dụng Nhân dân Trung ương (giữ chức vụ Tổng Giám đốc), đồng chí Nông Văn Thới (Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh) được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn.

Từ năm 2001 đến năm 2005, hoạt động ngân hàng trên địa bàn tiếp tục ổn định và phát triển, thực hiện nhiều hình thức huy động vốn, mở rộng các đối tượng tín dụng, chất lượng tín dụng được coi trọng, công tác thanh tra, kiểm soát ngày càng chặt chẽ, tiếp tục đưa phương tiện hiện đại phục vụ công tác thanh toán, giao dịch. Tổng huy động vốn đến 31/12/2005 là 1.898 tỷ đồng, tăng 952 tỷ đồng (tăng 109,7%) so với 31/12/2000, tổng dư nợ đến 31/12/2005 đạt 1.701 tỷ đồng, tăng 1.036 tỷ đồng (tăng 155,7%) so với 31/12/2000.

Mạng lưới ngân hàng trên địa bàn gồm 04 chi nhánh ngân hàng thương mại, 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội có mạng lưới phòng giao dịch tại tất cả các huyện, thành phố.

Giai đoạn 2005 đến năm 2010, nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp, nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng là triển khai và thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong công tác kiềm chế lạm phát, chống suy giảm kinh tế; Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về cắt giảm chi tiêu, đình hoãn các công trình xây dựng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Thực hiện thắt chặt tín dụng, điều chỉnh và thực hiện lãi suất hợp lý; Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về tăng cường cho vay hỗ trợ lãi suất thấp trên địa bàn nhằm thực hiện gói kích cầu của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất cho tổ chức, cá nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh; Công tác thanh tra, kiểm tra tập trung vào việc thực hiện lãi suất huy động và cho vay hỗ trợ lãi suất theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với các ngân hàng thương mại; Tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện tốt chức năng – huy động vốn, mở rộng cho vay đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển kinh tế tại địa phương. Tổng huy động trên địa bàn đến 31/12/2010 là 5.804 tỷ đồng, tăng 3.906 tỷ đồng (tăng 205,8%) so với 31/12/2005; Tổng dư nợ đến 31/12/2010 là 6.715 tỷ đồng, tăng 5.014 tỷ đồng (tăng 294.8%) so với 31/12/2005, nợ xấu giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối.

Mạng lưới hệ thống ngân hàng trên địa bàn gồm 06 chi nhánh ngân hàng thương mại, 01 chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội, 01 chi nhánh Ngân hàng Phát triển.

Từ năm 2011 đến 2015, hoạt động xuyên suốt của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là tập chung thực hiện quyết liệt Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/12/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập chung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; các chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thực hiện những giải pháp về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; bám sát việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong triển khai thực hiện Đề án xử lý nợ xấu, Đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất. Chỉ đạo, yêu cầu các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm và tăng trưởng tín dụng phù hợp, thực hiện cân đối nguồn vốn, xem xét ưu tiên đầu tư đối với các dự án trọng điểm, khả thi, tập trung hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa…, thực hiện nghiêm túc quy định về trần lãi suất huy động ngắn hạn bằng VNĐ, lãi suất cho vay ngắn hạn đối với một số lĩnh vực ưu tiên, giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi tiền vay… Hướng dẫn các chi nhánh tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh về quản lý hoạt động tiền tệ, ngân hàng trên địa bàn, đồng thời phối hợp với các sở, ngành trên địa bàn kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh, mua bán vàng miếng; hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã tăng về số lượng, mạng lưới hoạt động rộng khắp đến các huyện. Tổng số chi nhánh tổ chức tín dụng là 13, trong đó có 05 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước (Nhà nước nắm giữa 100% vốn điều lệ - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trên 51% vốn điều lệ), 06 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội và chi nhánh Ngân hàng Phát triển. Hoạt động của các ngân  hàng đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Các chi nhánh tổ chức tín dụng đã có những giải pháp tích cực huy động vốn trong điều kiện nền kinh tế còn khó khăn và Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động ngắn hạn tối đa bằng VND. Tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng, tiếp cận các dự án để mở rộng cho vay, quan tâm và quản lý chặt chẽ chất lượng tín dụng. Quan tâm mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng; thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường.

Tổng huy động đến 31/12/2015 là 16.676 tỷ đồng, tăng 10.872 (tăng 187,3%) so với 31/12/2010; Tổng dư nợ đến 31/12/2015 là 16.034 tỷ đồng, tăng 9.319 tỷ đồng (tăng 138,8%) so với 31/12/2010.

Năm 2013, đồng chí Nguyễn Học Cường được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Chi nhánh; Phó Giám đốc là đồng chí Nguyễn Văn Tý, cơ cấu chi nhánh gồm 05 phòng chuyên môn: Phòng Hành chính - Nhân sự, Phòng Tổng hợp và Kiểm soát nội bộ, Thanh tra, giám sát ngân hàng, Phòng Kế toán - Thanh toán, Phòng Tiền tệ - Kho quỹ. Số lượng cán bộ công chức: 42 đồng chí.

Giai đoạn từ năm 2015 đến nay, bám sát nội dung các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của NHNN Việt Nam về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng, NHNN Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động ngân hàng trên địa bàn một cách quyết liệt, linh hoạt và hiệu quả. Tham mưu có hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền địa phương về lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Chỉ đạo các chi nhánh TCTD trên địa bàn triển khai, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành Ngân hàng về điều hành chính sách tiền tệ và các cơ chế chính sách có liên quan đến hoạt động ngân hàng theo chủ trương của Chính phủ và định hướng của NHNN Việt Nam; tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 42/2017/QH14 để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu và tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị quyết, đồng thời triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao hiệu quả tín dụng; đẩy mạnh hoạt động cho vay, tích cực triển khai các chương trình tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tình hình cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng; đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán; tăng cường quản lý việc phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ; đảm bảo an toàn giao dịch tiền gửi tiền gửi tiết kiệm; đẩy mạnh các giải pháp đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức và cá nhân trong giao dịch với ngân hàng

Các chi nhánh TCTD trên địa bàn xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh phù hợp với chỉ tiêu được giao; tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường huy động vốn để đáp ứng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh; quan tâm đầu tư tín dụng với các lĩnh vực ưu tiên, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng; nghiêm túc thực hiện các quy định về lãi suất, và hoạt động ngoại hối; chủ động thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu; thực hiện tốt công tác thông tin truyền thông về hoạt động ngân hàng…

Đến thời điểm 31/12/2019: Trên địa bàn toàn tỉnh 17 chi nhánh TCTD cấp 1 (trong đó có 15 NHTM và 02 ngân hàng chính sách) và 12 chi nhánh cấp huyện, thành phố, 40 phòng giao dịch của các NHTM và 10 PGD của NHCSXH. Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn là 29.148 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng trên địa bàn là 31.297 tỷ đồng; nợ xấu của các chi nhánh TCTD trên địa bàn chiếm 1,6% tổng dư nợ.

Trong giai đoạn này, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh có sự thay đổi theo yêu cầu về tổ chức, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của các ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 08/8/2017 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó từ năm 2017, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh gồm 4 phòng chuyên môn: Thanh tra, giám sát ngân hàng; Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ; Kế toán – Thanh toán; Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính. Ban lãnh đạo cũng có sự thay đổi do các đồng chí Nguyễn Học Cường và đồng chí Nguyễn Văn Tý đến tuổi được nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định, Ban lãnh đạo hiện nay gồm: đồng chí Trương Thu Hòa (được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc từ năm 2018), đồng chí Vi Thị Hoa (được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc từ năm 2019).