Nhảy đến nội dung
x
Nội dung

- Trình tự thực hiện:

Bước 1:

  • Đối vói quỹ tín dụng nhân dân giải thể tự nguyện: Quỹ tín dụng nhân dân
    lập hồ sơ đề nghị giải thể theo quy định và gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
  • Đối với quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi Giấy phép:

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bảncủa Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân lập hồ sơ đề nghị giải thể, quỹ tín
dụng nhân dân lập hồ sơ đề nghị giải thể theo quy định gửi Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh;

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi quỹ tín dụng nhân dân về việc xác nhận đã
nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ;

Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp
lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản lấy ý kiến của: (i) Cục Thanh tra,
giám sát ngân hàng (trường hợp quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính tại tỉnh,
thành phố có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) về thực trạng tổ chức, hoạt
động, khả năng thanh toán hết nợ và các nghĩa vụ tài sản khác; ảnh hưởng của
việc giải thể và thu hồi Giấy phép đối với quyền lợi người gửi tiền và an toàn hệ
thống qũỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn;(ii) ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ
tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính về việc giải thể, thu hồi Giấy phép; ảnh
hưởng của việc giải thể, thu hồi Giấy phép đối với sự ổn định chính trị, kinh tế -
xã hội trên địa bàn;(iii) Ngân hàng hợp tác xã về ảnh hưởng của việc giải thể,
thu hồi Giấy phép;

Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh, các cơ quan, đơn vị được gửi lấy ý kiến có văn bản
tham gia ý kiến về các nội dung được đề nghị;

Bước 5: Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh:

(i) Có quyết định chấp thuận giải thể, phê duyệt Phương án thanh lý tài sản
quỹ tín dụng nhân dân, yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân thành lập Hội đồng thanh
lý và tiến hành thanh lý tài sản; có quyết định thành lập Tổ giám sát thanh lý
theo quy định tại Điều 27 Thông tư số 23/2018/TT-NHNN; hoặc (ii) Có văn bản
yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân báo cáo, giải trình các nội dung có liên quan (nếu
cần thiết). Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản giải trình của
quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, xử lý theo quy
định tại điểm (i) bước này; hoặc (iii) Có văn bản từ chối chấp thuận giải thể quỹ
tín dụng nhân dân và nêu rõ lý do.

Bước 6: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
có quyết định chấp thuận giải thể, quỹ tín dụng nhân dân phải thành lập Hội
đông thanh lý và tiên hành thanh lý tài sản theo Phương án thanh lý tài sản đã
được phê duyệt, tuân thủ quy định tại Mục 3 Chương III Thông tư số
23/2018/TT-NHNNN và quy định của pháp luật có liên quan;

Bước 7: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thanh lý, Hội đồng
thanh lý có văn bản báo cáo kết quả thanh lý và đề nghị kết thúc thanh lý (bao
gồm cả đề nghị kết thúc thanh lý để thực hiện các thủ tục phá sản theo quy định
của pháp luật) gửi Tổ giám sát thanh lý, ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín
dụng nhân dân đặt trụ sở chính và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;

Bước 8: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được vãn bản của Hội
đồng thanh lý quy định tại Bước 7, Tổ giám sát thanh lý có văn bản báo cáo kết
quả thanh lý và đề nghị kết thúc thanh lý (bao gồm cả đề nghị kết thúc thanh lý
để thực hiện các thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật) gửi Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh;

Bước 9: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Tổ giám
sát thanh lý quỹ tín dụng nhân dân về kết quả thanh lý và đề nghị kết thúc thanh
lý quỹ tín dụng nhân dân, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, có
quyết định: i) Ket thúc thanh lý và thu hồi Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân;
hoặc ii) Kết thúc thanh lý quỹ tín dụng nhân dân để thực hiện các thủ tục phá
sản và thu hồi Giấy phép.

  • Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
  • Thành phần hồ sơ:
  1. Văn bản đề nghị giải thể do Chủ tịch Hội đồng quản trị quỹ tín dụng
    nhân dân ký, trong đó nêu rõ lý do đề nghị được giải thể, khả năng thanh toán
    hết nợ và các biện pháp xử lý sau khi giải thể;
  2. Nghị quyết của Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân thông qua việc
    giải thể, thu hồi Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân và Phương án thanh lý tài sản;
  3. Phương án thanh lý tài sản quỹ tín dụng nhân dân được Đại hội thành
    viên quỹ tín dụng nhân dân thông qua và tối thiểu bao gồm các nội dung sau: (i)
    Tên, địa chỉ, trang thông tin điện tử (nếu có) của quỹ tín dụng nhân dân; (ii) Tên,
    địa chỉ và số điện thoại liên lạc của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban
    kiểm soát hoặc kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân;
    (iii) Danh sách thành viên Hội đồng thanh lý (bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại
    liên lạc của từng thành viên); (iv) Tóm tắt tình hình tài chính và hoạt động (giá
    trị thực của vốn điều lệ, nợ xấu, tình hình công nợ, các khoản phải thu, phải trả
    bao gồm nội bảng và ngoại bảng) đến thời điểm đề nghị giải thể hoặc thời điểm
    Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân thực
    hiện thanh lý tài sản; trong đó xác định rõ khả năng thanh toán các khoản nợ và
    nghĩa vụ tài sản khác; thời hạn thanh toán nợ và thanh lý các hợp đông; (v) Danh
    sách thành viên góp vốn và tỷ lệ góp vốn của từng thành viên; (vi) Kê hoạch,
    biện pháp xử lý quyền lợi và nghĩa vụ, trong đó nêu rõ lộ trình thanh lý, phương
    án phân chia tài sản; (vii) Phương án lưu trữ hồ sơ, tài liệu sau khi thu hồi Giây
    phép; (viii) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến quá trình thanh lý
    tài sản, giải thể, thu hồi Giấy phép;
  4. Báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân (bao gồm cả quỹ tín dụng
    nhân dân không phải kiểm toán độc lập hằng năm theo quy định của Ngân hàng
    Nhà nước về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng) quý gần nhất trước thời
    điểm đề nghị giải thể được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập và không có
    ý kiến ngoại trừ. Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị giải thể chưa có
    báo cáo tài chính được kiểm toán, quỹ tín dụng nhân dân nộp báo cáo tài chính
    chưa được kiểm toán và phải nộp báo cáo tài chính được kiểm toán ngay sau khi
    tổ chức kiểm toán phát hành báo cáo. Quỹ tín dụng nhân dân phải chịu trách
    nhiệm về nội dung báo tài chính đã nộp. Quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát
    đặc biệt không phải nộp báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập.
  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
  • Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kết
    thúc thanh lý của Tổ giám sát thanh lý.
  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Quỹ tín dụng nhân dân.
  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
    tỉnh Lạng Sơn.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định kết thúc thanh lý và
thu hồi Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân hoặcquyết định kết thúc thanh lý quỹ
tín dụng nhân dân để thực hiện các thủ tục phá sản và thu hồi Giấy phép; trường
họp từ chối, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
do.

  • Lệ phí: Không.
  • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
  • Yêu cầu, điều kiện: Không.
  • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 23/2018/TT-NHNN ngày 14/9/2018 của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ
tín dụng nhân dân.